hôm nay em đi làm hoàn thành nốt công trình của nhà người ta,người ta lại tặng cho mấy con tụ ko dây.bác Đi Bộ bảo em ngại thì ko phải vì anh em nghèo chi có vậy thôi.mà hơn hết em không thích lạnh,em phải ấm tiếng hài hòa.với em mới thử với loa cùi mà đã rất hay với em rồi ,nếu có loa ngon thì em chưa biết.với thông số như thế thì kén gì loa tiếc là không có thôi.
Góp ý với các bác tuổi trẻ đang hừng hực khí thế cách mạng chút là trong gia đình thì ít khi nghe quá 20w/kênh, thường chỉ nghe ở 5W trở lại. Tiêu chẩn DIN Hifi của châu Âu cũng xác định với loa có độ nhạy trung bình (loanh quanh 90 dB) thì amp 15W/kênh là đạt chuẩn Hifi. Lưu ý trong KT chỉ có tiêu chuẩn Hifi là cao nhất, khái niệm Hi-end là của giới thương mại đưa ra để bán hàng. Làm cái amp hàng ngàn W làm gì nếu amp và loa phối hợp tốt và có phòng nghe ngon ? Còn nếu các bác định làm amp đi biểu diễn hoặc thi đấu thì em xin không dám lạm bàn :wink:
Chuẩn DIN Hifi của kụ ra đời khi mục tiêu chánh trị là "cơm no áo ấm" thôi ạ , còn ở thời nay nó phải là "cơm ngon áo đẹp" , mà cái ngon & đẹp thì nó vô chừng nhắm :mrgreen:
Hì hì, những điều các bác nói cũng làm em suy ngẫm nhiều khi qưyết định mức nguồn nuôi => 250W/8R như tên gọi. Nếu bác có thể đảm bảo rằng mức volume bác mở & mức tín hiệu vào không có cao trào (bằng loạt tính toán nhiều post trước), thì bác có thể giảm số lượng trans ngõ ra, như lời em nói. Em hay nghe pop - dance, nên sẽ cần dải động rất lớn, để chống lại xén tín hiệu. Loa cỏ thì như em đã nói, không phải nhà ai cũng có loa Hi-end, độ nhạy cao. Nếu bác có loa xịn, đạt mức SPL cần thiết ở mức công suất thấp thì bác cứ giảm nguồn ,giảm sò. Ở trong đó, đa phần là các sinh viên vừa tốt nghiệp, nên cái quy trình sản xuất hơi xa lạ một chút, có lẽ nên rớt nhiều. Hôm phỏng vấn, em có hỏi thằng Ấn phỏng vấn em tại sao không có 1 nhà phận phối tại VN, các chú nên mở nhanh nhé, anh đang cần con ON Semi MJLxxxxx. :lol: Nó trả lời, anh giai làm ơn mua ở Singapore nhé, vì em nó đang sản xuất ở Hàn Xẻng rồi.
Chán cho sư phọ. Người ta áp dụng cái tiu chuẩn đó là dựa trên mức thanh áp trong phòng và ngưỡng tai mà con người chịu đựng được, đủ để thưởng thức mọi cung bậc của âm nhạc. Lếu ló nạc hậu thì họ đã sửa đổi rồi, đâu có áp dụng cho đến tận hôm nay, vả lại thời 6x, 7x mà sư phọ dám bẩu châu Âu đói kém đến mức chỉ dám mơ "cơm lo áo ấm" thì trình chém của sư phọ thuộc hàng thượng thừa ròi, đệ tử bái phục :mrgreen:
Lên nhớ TK 6-70' CNXH là đỉnh cao muôn trượng nhá , bọn tư bẩn dãy chết cơm đủ ăn là may nắm rồi tiêu chẩn ngon rai thời í ở ta cũng rất chi rản rị nhá "1 iêu anh có may ô , 2 iêu nhà có cá khô ăn rần" :lol:
Bây giờ Xuống Hố Cả Nút vẫn là đỉnh cao nhé bác, bác như thế là... là suy thoái, là không được (lời mít tờ Chọng). :lol: Sau đó là đến thời kỳ mà có câu nào đó tựa tự như yêu anh có TV trắng đen, có quạt tai voi, để chỉ về những người đi tàu viễn dương.
bác thử xem biến áp công xuất như vậy ổn cho âm li của bác không nhé! Em sử dụng 4 cặp sò, AC = 0- 58.5 V / x 2 cục cho 1 kênh, bác xem hình này ạ! thanks
Đừng khoe hàng nữa cụ Hào ơi, nước dãi em ướt bàn phím rồi này. :mrgreen: Hơn 80VDC, vậy là hơn 250W/8 Ohms rồi. SOA của MOSFET thừa 1 chút. Vậy cụ sẽ có 250W/8R, 250W/4R, 250W/2R. Dùng Lat FET sướng thật, không lo bị oánh thủng vì ngoài SOA.
Đang layout bo nguồn cụ ơi. Nguồn chính nắn cả 2 nửa sóng bằng ultrafast diodes + cao áp Vas, có ổn áp sơ sơ + bảo vệ DC + mở chậm + softstart. Em định làm nguồn chồng tầng như class H cho đơn giản và tiết kiệm chi phí nhưng sợ nó không có mùi... hi-end. :mrgreen: Mạch bảo vệ VI em suy đi tính lại, bỏ mịe nó ra rồi. Làm chập tải, hay gánh tải nặng <2R ở 100% công suất là có đĩa sò lông nướng ráng chịu. :lol: Cụ làm hộ em với. Hại não quá, đêm qua ngủ mơ thấy track mạch mới kinh...
Em đang bị ''nhũn não'' :mrgreen: , nên đành rút gọn bộ nguồn lại, layout cho nhanh. Chỉ còn cố gắng thu gọn nó lại <150 x 200mm và mông má các đường mạch cho đẹp. Phần cao áp Vas không có trong phần mạch này, chỉ có soft start, bảo vệ DC ngõ ra loa, mở chậm (khoảng 5 giây). Nắn nguồn chính chỉ bằng 4 diodes ultrafast TO-247AD (nếu là 8 sẽ tốt hơn, do hoàn toàn không có thành phần AC hiện diện trong mạch). Lọc nguồn bằng 8 tụ size 35mm. Mạch thiết kế theo kiểu mass ''T-Ground''. Cao áp Vas em cần thử nghiệm thêm các mức nhiệt độ, độ ổn định áp, độ chênh lệch áp, linh kiện...blah... rồi sẽ tích hợp vào bo mạch trong ver sau. Do em làm là phải có thử nghiệm trước, mạch chạy ok rồi mới cho vào layout. Không để tình trạng chỉ xem lý thuyết rồi vội vàng làm theo, không biết nó có chạy hay không. Và 1 điều quan trọng là thoả mãn các linh kiện có bán rộng rãi, kích thước phù hợp tiêu chuẩn công nghiệp rack (17'; 19'/3U, 4U, 5U).
Sau 2 tuần đóng cửa tu luyện món Sprint Layout, đến hôm nay em đã hoàn thành món nguồn cho nó. Mạch nguồn + soft start + DC Protector. Như vậy, nó gồm: 2 x X250 Front-end + 2 x X250 OPS + 2 x 1.8-2000 PSU (cái nguồn này). Song song với dự án F.R.S X250, em còn layout 1 tầng xuất nhỏ hơn, tạm gọi là F.R.S P150 cho mục đích bình dân hơn. Với các linh kiện phổ thông trên thị trường. Bộ PCB của nó sẽ là F.R.S X250 Front-end + F.R.S P150 OPS. Dự án nhỏ này để làm các ampli kok, ampli bình dân... cho bạn bè, người thân và bất cứ ai có nhu cầu.
Em tưởng nhiều lắm mà, có 4 cặp ...nổ hổng sướng :mrgreen: nếu mát be cái đám này cũng cà phê lắm ấy cụ nhỉ :shock:
Hê hê, có cái cầu chì bảo hiểm kìa, chả có cháy nổ gì cả. Cháy sò và đứt cầu chì thôi. Dí ngõ ra xuống mass thì ngay lập tức cầu chì đứt và sò tèo. Anh ghét làm việc với mấy cái bo cháy nổ đen thui, phải sạch sẽ.
Theo em bác nên thêm option vào mạch bias để có thêm lựa chon cho Fet , nếu các dự áp đều chỉ tập trung vào loại fet này thì thêm khó khăn cho anh em tham gia.
Ý bác là FET = linh kiện xuất âm ư? Ở đây là dùng transistor ON Semi MJL3281A/MJL1302A + MJE15034/MJE15035 + 2SC3503/2SA1381. Chỉ drivers + pre-driver là cố định, còn trans công suất có thể nhiều lựa chọn TO-3P/TO-247/TO-264/MT-100/MT-200. Tuy nhiên, do mức nguồn cao, nên số lượng trans dùng được không nhiều, chỉ giới hạn ở ON Semi MJL/NJW và Sanken 2SC3263/2SA1294, 2SC3264/2SA1295, 2SC2922/2SA1216, 2SC3858/2SA1494. Toshiba chỉ có 2SC5949/2SA2121 Triple diffused (ST clone: 2STC5949/2STA2121 epitaxial planar) là dùng được. MOSFET dùng được là IRF240/9240 (HEXFET), 2SK1530/2SJ201 (Vertical MOSFET). Lateral MOSFET như 2SK1058/2SJ162, ECX10N20R/ECX10P20R phải mod lại khá nhiều. Thứ nhất là không cần mạch bias, do Lat MOSFET nhiệt âm. Thứ hai, chân cẳng không tương thích. Điện trở RE có thể thay bằng 0R1/5W hoặc 1 jumper. Trong dự án này, em không thiết kế cho Lateral MOSFET, vì nó quá đắt (>30$/cặp Exicon/Magnatec) và chất âm không hơn transistor công suất ON semi. // Mấy hôm nay em lu bu quá + hoàn thành ver bình dân cho amp Kok nên chưa contact Sao Kim được. Có lẽ ngày mai em sẽ liên hệ, và lấy báo giá. Mọi thứ xong cả rồi. Ai muốn làm thì đăng kí đi ạ.
Đây là tầng xuất bác ơi, ngõ vào của nó là tín hiệu dương và âm cho pre-driver. Cái này là tầng xuất cho ver bình dân của em, là 1 dự án khác mà em cộng tác chung với bác ''DThocviec''. Vas + Ips nó là cái X250 front-end kìa bác. Tầng xuất Triple Emitter đến hôm nay vẫn vậy, giống y như 30 năm trước lão Locanthy sáng chế ra. Nên em chia mạch làm 2, nếu nâng cấp Front-end, chỉ cần ghép với cái OPS. Khỏi phải làm lại tất cả. Ver chính vẫn là cái hình nằm ở vài post đầu đó. //Layout thì nhanh, nhưng việc đi track mạch sao cho đẹp về mặt mỹ quan làm tiêu tốn thời gian của em lắm. Cái hình ở post # 3 em làm trong... 6 tháng đó bác. Qua rất nhiều lần layout làm đi làm lại.
Linh kiện gồm: Front-end: Linh kiện chủ động: - 2N5566/2N5565/2N5564, LSK389B hoặc 2 x 2SK170, 2SK30A, 2SK369 matched. Em thích 2N5564 nhất, vì nó được matched tốt nhất. 2N3958 không dùng được, tuy thông số nó tốt hơn, vì phân cực tĩnh > Idss của nó. - 2N5551 - BC550B/C - 2SC3503E/2SA1381E. Linh kiện thụ động: - Điện trở Vishay Dale RN55/CMF55, RN60/CMF60, CCF/CCF02 <200ppm, 1%. Điện trở Vishay Dale RN/CMF/CCF tốt, không đắt, dùng được. Ai có loại tốt hơn thì dùng. - Tụ MKP Wima, MKP10, MKP4... Em chọn Wima vì cái màu đỏ của nó. Làm tính thẩm mỹ của mạch cao hơn. Tuy Wima, theo 1 vài trang đánh giá thì lởm gần nhất bảng. Tụ Ero, Evox, Philips... tốt hơn. - Tụ Mica Cornell Dubilier >300V, 5.9mm PCM (khoảng cách chân). Có bán nhiều tại Digikey. Output Stage: Linh kiện chủ động: - 2SC3503E/2SA1381E. - MJE15034G/MJE15035G. - BD139-16. - MJL3281AG/MJL1302AG, MJL4281AG/MJL4302AG, NJW3281G/NJW1302G. - Super/Ultra fast diode >1A, 300V. Linh kiện thụ động: - Điện trở Vishay Dale RN55, RN60, RN65, CMF60, CCF. - Điện trở Noble RGC5 Metal Element/Plate - không cảm kháng hoặc Futaba MPC74, KOA BPR58. - Tụ Nichicon/Panasonic. 16mm, 7.5mm PCM. - Wima MKP10/MKP4 27.5, 22.5, 10mm PCM. - Tụ Mica Cornell Dubilier >300V, 5.9mm PCM - Cuộn dây <2uH>1uH/>16AWG. Lõi không khí 10mm. - Cầu chì 15A/250V, 5 x 20mm. Nguồn: Linh kiện chủ động: - Ixys Ultrafast diode DSEI-6002A (69A, 200V, 35nS, 1.08V Vf) - BD139 - 2SC1815 - Diode cầu >5A, 200V. - Diodes zener 500mW - Diode 1N4004. Linh kiện thụ động: - Tụ Siemen Epcos B41505/M000 Size 35mm/30mm. - Tụ Wima MKP10. - Tụ MKTX2, Ceramic >1KV. - NTC (themistor) >10A/20R. - Điện trở Đài Loan 0.25W, 1W. - Tụ Deawoo. - Relay Omron G2R-1-E, G8P-1C4P.