Xin mạch cross ALTEC N500D

Discussion in 'Loa' started by PMV, 23/2/10.

  1. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    em hỏi tiếp nhá.

    vậy họ quan tâm đến cái gì là chủ yếu anh ơi ? nếu anh hỏi họ về cái vụ lệch pha chắc còn căng nữa.

    em thấy 1 số hãng rất quan tâm và làm cái xover khủng lắm như Thiel, Wilson, Avalon... cho nên các loa này cực kỳ khó oánh và kén ampli.

    em hỏi thăm 1 chú chuyên sữa chữa đồ hiend, chú ấy nói kinh nghiệm xover là càng đơn giản càng tốt, đặc biệt là các loại loa cổ có xover cực kỳ giản đơn.
     
  2. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.016
    Likes Received:
    692
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Hãng loa của bác mua ở trên thật là tốt vì họ sẵn sàng cung cấp cho mình nhiều thông tin quý giá trong việc thiết kế thùng loa. Phần lớn các thông số trên là thông số T/S của củ loa. Có điều, nếu họ cung cấp được cho bác "voice coil inductance" và "voice coil capacitance" cộng với cái đường "impedance Vs frequency" thì em nghĩ việc thiết kế phân tần thụ động cho em nó sẽ dễ dàng hơn (em không phải là chuyên gia thiết kế phân tần mà chỉ biết đấy là những thông số cần phải có nếu thiết kế phân tần thụ động do nó ảnh hưởng đến hoạt động của phân tần thụ động).

    Thật ra với các củ loa đời cũ thường hay dùng thì thậm chí tìm thông tin về T/S như ở trên còn đôi khi không có. Do vậy, việc thiết kế thùng đôi khi cũng đã khó khăn rồi (do thông số T/S chưa có đủ) chứ đừng nói là tìm thêm về mấy cái dung kháng và cảm kháng của cuộn dây. :(

    @Bác PMV: nếu bác muốn dùng cái phân tần 809-8A và cái L-Pad 8 Ohms ấy thì bác nên tìm củ loa mid 8 Ohms thay cho cái 802D hiện đang là 16 Ohms ạ.
     
  3. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    theo em, bác không nhất thiết phải làm xover theo 1 hãng nào đấy trừ khi bác có củ loa y chang theo thiết kế xover đó.

    nếu bác muốn có xover tốt, em nghĩ bác nên mượn ai đó cái phân tần chủ động về thử nghiệm xem loa bác thích hợp tần số cắt và độ dốc bao nhiêu. nghe đi nghe lại nhiều lần rồi quyết định làm phân tần thụ động sau.

    cách thứ 2 là tìm trên mạng xem các cao thủ diy loa xem họ làm như thế nào với từng củ loa như của bác, sau đó bác chọn ra cái cho mình.

    tuy nhiên phân tần còn liên quan đến ampli của bác vì có ampli đánh tốt với phân tần lợi về dung kháng, có cái tốt với phân tần lợi cảm kháng. về phần này em nhờ cụ Chíp giải thích thêm vì em không rành về điện.
     
  4. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    em nói thêm ý cụ Chip 1 tí. ngoài các thông số trên, 2 thông số khác quan trọng cực kỳ là Qts- hệ số Q hệ thống và Vas-thể tích mềm dẽo. có 2 thông số này ta sẽ tính đến đóng thùng loa thế nào. nếu không có, bó tay. trong việc thiết kế loa, em nghĩ thiết kế thùng loa khó và quan trọng hơn là xover.

    cảm kháng cuộn dây động ta có thể đo bằng máy đo Henry. 2 thông số trên ta có thể đo, nhưng phức tạp hơn.

    ps: em không hiểu vai trò voice coil capacitance như thế nào trong làm xover. bác nói rõ thêm ? em nghĩ phải là DC resonance ?
     
  5. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.016
    Likes Received:
    692
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Bác Tcqanh: cả cảm kháng và dung kháng của cuộn dây đều quan trọng do với tín hiệu điện xoay chiều (tín hiệu âm thanh), nó đều đóng góp vào cái impedence của củ loa tại tần số cắt mà phân tần thụ động nhìn thấy. trở kháng thuần DC chỉ là 1 phần trong cái Impedance thực sự của củ loa mà phân tần nhìn thấy khi có tín hiệu âm thanh chạy qua (phần còn lại góp bởi cảm kháng và dung kháng)

    Cái mạch phân tần của N809-8A của Altec ở trên được Altec dùng cho các củ loa của họ nên em nghĩ có thể dùng ổn với các củ loa Altec (tất nhiên không thể hoàn hảo nhưng ít nhất cũng chấp nhận được).

    Xin lỗi bác PMV vì đã đi quá xa trong topic của bác nên có thể khiến bác hơi đau đầu một chút. Bác cứ thử đầu tiên tìm củ và phân tần Altec phù hợp vể trở kháng (phân tần 8 Ohm dùng với củ 8 Ohm và phân tần 16 Ohm dùng với củ 16 Ohm) là có thể cũng tương đối tốt rồi ạ!
     
  6. tienhvn

    tienhvn Advanced Member

    Joined:
    25/9/06
    Messages:
    783
    Likes Received:
    14
    Location:
    Haiphong audio Club
    Chơi phân tần chủ động đi bác ơi. Em thấy mấy bác mê kèn sáo cuối cùng cũng theo hướng phân tần chủ động. Kinh phí thấp thì làm tậm mấy cái AC của Behringer, DOD,..tầm dăm bảy triệu trở lại, cao hơn tý làm cái Pioneer khoảng 1K, cao hơn nữa mấy con accuphase, cao hơn nữa...em không biết :)
     
  7. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.016
    Likes Received:
    692
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Ở đây em biết bác Cau Yem là người chuyên về lĩnh vực filter và có rất nhiều kinh nghiệm nên những gì em nói ở trên là theo những gì em hiểu đến giờ mà thôi. Có thể có những điểm em nêu ra chưa chính xác, và như vậy thì mong được bác CauYem giúp giải thích để em và mọi người hiểu thêm.

    Thật ra thì kiến thức về điện em đã trả lại thầy gần hết rồi! Em xin phép không "múa rìu qua mắt thợ" nữa! :(
     
  8. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    em nghĩ cảm kháng và trở kháng thuần cuộn dây quan trọng trong 1 số mạch lọc phức tạp hơn, ví dụ mạch lọc đỉnh cộng hưởng hay mạch lọc V-notch... tại vì công thức tính cái này phải có trị số Re và Le.
     
  9. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    khi bác chơi nhiều ampli, nhiều dây, nhiều củ loa khác nhau về cả trở kháng, độ nhạy, nhà to, tiền nhiều, có kiến thức điện và âm thanh 1 tí...

    còn bác chơi 1 ampli, nhà be bé, các củ loa thông số na ná nhau và có thể nhét vào cùng 1 cái thùng... thì chọn cách làm theo những gì hãng và các anh em đi trước là ok. vì vậy phân tần thụ động vẫn còn tồn tại. :lol:

    phân tần chủ đồng mà chuối... thì phí cả bộ dàn bác ạ. phân tần cao cấp thì mắc hơn cả bộ dàn... :mrgreen: . nói chung rất phức tạp... :D
     
  10. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.016
    Likes Received:
    692
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Em lại lén múa rìu qua mắt thợ một lần nữa.

    Các công thức tính phân tần thụ động đơn giản xem như impedance của củ loa là không đổi và bằng nominal impedance. Thật ra, ta biết là nó thay đổi theo tần số và hiếm khi bằng nominal impedance. Vì thế, đúng ra phải dùng mạch Zobel để ổn định cái impedance. Và trong công thức tính cái Zobel này thì phải tòi ra cái Le cụ ạ! :)

    Riêng về dung kháng của cuộn dây voice coil, thật ra thường nó là khá nhỏ nên phần lớn các trường hợp người ta đều bỏ qua ảnh hưởng của dung kháng khi tính toán phân tần thụ động. Em chỉ nêu nó ra để thấy thật ra là nó cũng có ảnh hưởng (dù rất nhỏ)! :wink:
     
    qcc5125 likes this.
  11. Spendor speaker

    Spendor speaker Approved Member

    Joined:
    16/12/19
    Messages:
    40
    Likes Received:
    322
    Các cụ cho em hỏi phân tần 500D xanh ngọc 16 ôm dùng cho củ bass 416A củ kèn 802D họng 511B tất cả 16 ôm thùng mỹ gỗ ván ép 7 lớp nhưng em thấy bass hơi ít. Theo các cụ phân tần này có hợp với đôi A7 của em ko hay cần xử lý thêm chỗ nào các cụ nhỉ?
     
  12. tran minh phuong

    tran minh phuong Advanced Member

    Joined:
    18/1/14
    Messages:
    2.013
    Likes Received:
    790
    Các bác chơi dòng loa lớn này phần lớn là các cao thủ lão luyện nên có đưa lên cũng sẽ nhận được rất ít sự góp ý. Một sự thật là nếu ta mở những đĩa test bass sẽ thấy tiếng bass rất hay nhưng khi mở nhạc bình thường nghe bị “ đói” bass. Chứng to loa vẫn có khả năng cho ra bass tốt vậy vấn đề nằm ở chỗ nào? Thôi, em xin góp ý tới đây mong các bác tiếp ạ.
     
  13. qcc5125

    qcc5125 Advanced Member

    Joined:
    10/5/21
    Messages:
    123
    Likes Received:
    62
    Đó là do một phần ở đáp tần của loa, bass của bác xuống 60Hz nhưng từ 60Hz lên 600Hz nó dốc lên 6dB thì bác nghe nhạc bình thường sẽ khó thấy tiếng bass do các tần số cao nó to hơn át mất. Khi bác test bass thì nó chỉ quanh quẩn 200Hz đổ lại thfi bác sẽ thấy tiếng bass nó tốt là vậy.
     
    tran minh phuong likes this.
  14. qcc5125

    qcc5125 Advanced Member

    Joined:
    10/5/21
    Messages:
    123
    Likes Received:
    62
    Có "thánh" phân tần Jon Marsh trên HTGuide nói là để đơn giản thì khi thiết kế phân tần nên làm cái Zobel này trước để là trở rồi mới thiết kế các mạch cắt khác.
     
  15. qcc5125

    qcc5125 Advanced Member

    Joined:
    10/5/21
    Messages:
    123
    Likes Received:
    62
    Phân tần chủ động và thụ động có ưu nhược điểm riêng và không có cái nào vượt trội hơn cái nào.
    Phân tần chủ động nhất là analog thì khó tinh chỉnh (eq) theo đặc trưng của củ loa (do chẳng có củ loa nào phẳng tuyệt đối trong khoảng làm việc) mà thường chỉ phục vụ việc cắt tần (DSP thì vẫn được cho là chất lượng AD/DA chưa đáp ứng được so với analog). Phân tần thụ động có lợi thế tinh chỉnh đáp tần lẫn trở kháng, và thuận tiện cho người dùng cuối hơn nên vẫn được ưa chuộng.
     
    Last edited: 12/5/23

Share This Page

Loading...